Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay OCD là một trong tình trạng rối loạn tâm lý phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc OCD trên toàn thế giới tương đối ổn định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy số lượng người được chẩn đoán OCD có thể đang tăng lên. Vậy OCD là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của tình trạng này ra sao? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD viết tắt của “Obsessive-Compulsive Disorder”) là một tình trạng rối loạn tâm lý mãn tính mà người mắc phải thường có những suy nghĩ ám ảnh hay hành vi cưỡng chế có thể khiến họ phải làm đi làm lại một việc gì đó một cách vô nghĩa nhằm giảm bớt lo lắng.

Trong đó, “ám ảnh” là những suy nghĩ ở người bệnh gây ra cảm giác khó chịu, ghê tởm, lo âu và sợ hãi. Những hành vi khiến một người buộc phải làm đi làm lại một việc gì đó một cách vô nghĩa được gọi là “cưỡng chế”. Bệnh OCD có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc, học tập, khiến họ sinh hoạt bất thường trong cuộc sống.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? (Ảnh: Internet)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân chính xác gây ra OCD vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

Yếu tố di truyền

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền là tác nhân dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế có vai trò quan trọng nhất so với các yếu tố khác.

Nghiên cứu cho thấy nếu một cặp sinh đôi cùng trứng có một người bị mắc OCD thì khả năng người còn lại cũng mắc là từ 80% đến 87%, trong khi cặp sinh đôi khác trứng thì nguy cơ chỉ từ 47% đến 50%.

Yếu tố di truyền có thể dẫn đến OCD (Ảnh: Internet)
Yếu tố di truyền có thể dẫn đến OCD (Ảnh: Internet)

Những bất thường của não bộ

Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy một số bất thường ở não bộ có thể dẫn đến OCD. Hoạt động bất thường ở một số vùng não có liên quan đến việc kiểm soát suy nghĩ và hành vi, chẳng hạn như vỏ não trước trán, hạch hạnh nhân và hồi hải mã, có liên quan đến OCD.

Serotonin và dopamine là hai chất đóng vai trò quan trọng đối với điều chỉnh tâm trạng, lo âu và hành vi. Khi thiếu đi hai chất này có thể dẫn đến xuất hiện OCD.

Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường hay những trải nghiệm của bản thân cũng có thể gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một số sự kiện xảy ra trong cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ mắc OCD, những sự kiện này thường khiến ta cảm thấy căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý chẳng hạn như tai nạn, bị bạo lực, lạm dụng,…

Căng thẳng và sang chấn tâm lý từ một số sự kiện trong cuộc sống có thể dẫn đến OCD (Ảnh: Internet)
Căng thẳng và sang chấn tâm lý từ một số sự kiện trong cuộc sống có thể dẫn đến OCD (Ảnh: Internet)

Tính cách của bản thân

Một số người có lối sống khắt khe với bản thân và người khác, họ thường là những người cầu toàn, luôn cảm thấy lo lắng và khó chịu khi mọi thứ không hoàn hảo như mong muốn của họ.

Họ cũng luôn lo âu, không ngừng lo lắng về mọi thứ mà không có lý do, thậm chí bị ám ảnh về những chuyện xấu có thể xảy ra. Lo âu cũng có thể làm cho triệu chứng của OCD trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nhiều người tưởng rằng đây là tình trạng không đáng lo và thường bỏ qua những triệu chứng của nó. Nhưng khi OCD tiến triển nặng hơn có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày của người mắc phải.

Dưới dây là những triệu chứng thường thấy ở người bị OCD:

Sợ vi khuẩn và ô nhiễm

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của người mắc OCD là sự “cuồng” sạch sẽ. Họ luôn bị ám ảnh về bụi bẩn, vi trùng, sự ô nhiêm và luôn tin rằng những thứ này có thể gây hại cho họ và mọi người xung quanh. Điều này có thể dẫn đến các hành vi cưỡng chế để làm sạch bản thân và môi trường xung quanh, ví dụ những người mắc OCD thường có thói quen rửa tay liên tục.

Triệu chứng "cuồng" sạch sẽ thường biểu hiện ở người mắc OCD (Ảnh: Internet)
Triệu chứng “cuồng” sạch sẽ thường biểu hiện ở người mắc OCD (Ảnh: Internet)

Luôn kiểm tra mọi thứ

Những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường luôn cảm thấy bất an, lo lắng về mọi thứ xung quanh. Hơn nữa, họ có thể có xu hướng cầu toàn và đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân, họ luôn muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Chính vì thế, họ luôn kiểm tra mọi thứ để giảm bớt sự lo âu và bất an đồng thời có thể đáp ứng tiêu chuẩn hoàn hảo của họ.

Người mắc OCD thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ (Ảnh: Internet)
Người mắc OCD thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ (Ảnh: Internet)

Đếm số

Đếm số cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở người mắc OCD, việc đếm số có thể giúp họ tập trung vào một thứ gì đó khác ngoài những suy nghĩ và ám ảnh của chính họ, điều này có thể giúp giảm bớt lo lắng và cảm thấy bình tĩnh hơn.

Ngoài ra, đếm số có thể mang đến cho người mắc OCD cảm giác kiểm soát trong cuộc sống của họ. Việc kiểm soát được suy nghĩ và hành vi bằng cách đếm số có thể giúp họ cảm thấy thoải mái.

Suy nghĩ ám ảnh về bạo lực

Ngoài sự sạch sẽ, người mắc OCD còn bị ám ảnh về sự an toàn. Thế nên họ luôn có những suy nghĩ về bạo lực. Họ có thể lo sợ về việc mình bị làm hại và những suy nghĩ về bạo lực có thể giúp họ kiểm soát nỗi sợ đó.

Luôn đòi hỏi sự hoàn hảo

Người mắc OCD cũng thường lo sợ mắc sai lầm, họ tin rằng sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ, điều này dẫn đến suy nghĩ quan trọng hóa sự hoàn hảo trong mọi việc mà họ làm. Bên cạnh đó, người mắc OCD có thể cầu toàn và khắt khe với bản thân, vì thế họ luôn cảm thấy phải làm mọi thứ một cách hoàn hảo.

Ám ảnh về sự hoàn hảo cũng là một triệu chứng của người mắc OCD (Ảnh: Internet)
Ám ảnh về sự hoàn hảo cũng là một triệu chứng của người mắc OCD (Ảnh: Internet)

Làm sao để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không thể điều trị ngay lập tức, mà thường là quá trình lâu dài. Dưới đây là một số phương pháp để điều trị OCD:

Dùng thuốc

Ngày nay các nhà khoa học đã phát hiện một số loại thuốc có khả năng giúp điều trị tình trạng này. Dù không thể xóa bỏ OCD hoàn toàn nhưng thuốc cũng giúp kiểm soát một phần các triệu chứng của rối loạn này. Người mắc OCD có thể dùng thuốc để ức chế các triệu chứng theo hướng dẫn kê toa của bác sĩ.

Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)
Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)

Cần sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình

Người bị OCD cần được chăm sóc và quan tâm từ gia đình, bạn bè như giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày, nhắc nhở uống thuốc và khích lệ, động viên tinh thần. Những việc này có thể giúp tình trạng của họ có tiến triển và cũng phần nào giúp người mắc OCD hiểu rõ hơn về vấn đề của họ.

Cần có sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè trong quá trình điều trị OCD (Ảnh: Internet)
Cần có sự chăm sóc và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè trong quá trình điều trị OCD (Ảnh: Internet)

Trị liệu hành vi

Tâm lý trị liệu cũng là một phương pháp giúp người mắc OCD có thể đẩy lùi được rối loạn này. Thông qua trị liệu hành vi, họ có thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của chính mình, từ đó ức chế được các triệu chứng cũng như kiểm soát được những việc sinh hoạt trong cuộc sống bình thường.

Trị liệu hành vi cũng là cách để đẩy lùi OCD (Ảnh: Internet)
Trị liệu hành vi cũng là cách để đẩy lùi OCD (Ảnh: Internet)

Để hiểu rõ hơn về OCD, video dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về căn bệnh này cho bạn:

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Tăng axit uric trong máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bạn cần biết

Nồng độ axit uric tăng cao trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng tăng axit uric trong máu, có thể điều trị được hay không, và làm cách nào để nhận biết? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận